THÁCH THỨC TRÊN CON ĐƯỜNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Hiện nay, chuyển đổi số là con đường tất yếu, nhiệm vụ các doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều đang chật vật tìm đường chuyển đổi số phù hợp. Vậy những khó khăn trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt là gì? và đâu là những giải pháp tối ưu trong ngắn cũng như dài hạn?

Chuyển đổi số là gì?

chuyen-doi-so-la-gi
Chuyen-doi-so-la-gi

Có thể nói, khó để định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chuyển đổi số. Bởi vì quá trình này được áp dụng sẽ có sự khác nhau ở từng lĩnh vực riêng.
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số (nguồn theo “Cẩm nang chuyển đổi số” của Bộ Thông tin và Truyền thông).
Chuyển đổi số (Digital Transformation) được định nghĩa là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như Điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big data),… vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu.
Đây không chỉ đơn giản thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công sang vận dụng vào công nghệ. Từ đó, giảm thiểu sức lao động và ít phụ thuộc vào nhân lực. Trên thực tế, nó đóng vai trò thay đổi tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,…

Tại sao phải chuyển đổi số?

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như tăng năng suất, cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, ban lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao. Bên cạnh đó còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới.
Xu hướng số hóa ngày càng nhiều trong bối cảnh thị trường nhiều biến động như hiện nay. Do đó Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xem là nhiệm vụ bắt buộc của mọi tổ chức.
Nhìn chung nguồn gốc của sự chuyển dịch mô hình kinh doanh chính là khách hàng. Đáp ứng đúng nhu cầu và gia tăng trải nghiệm khách hàng chính là chìa khóa để doanh nghiệp đạt được thành công trên thị trường.

Thực trạng và khó khăn trong chuyển đổi số tại doanh nghiệp Việt Nam

Nhung-kho-khan-tren-con-duong-chuyen-doi-so-viet-nam
Nhung-kho-khan-tren-con-duong-chuyen-doi-so-viet-nam

Chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số

Theo khảo sát  31% doanh nghiệp đang ở bước đầu của quá trình số hóa, 53% đang ở giai đoạn quan sát và chỉ 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này. Những con số trên đã chứng tỏ mức độ quan tâm cũng như nhận thức rõ ràng của doanh nghiệp về tầm quan trọng khi số hóa
Ngoài ra, khi nhận thức được về vai trò, ý nghĩa thì việc chuyển đổi thành công vẫn là một thách thức không nhỏ.

Thiếu kĩ năng số và nguồn nhân lực không đảm bảo 

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản. Đó là thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%)

Hạn chế về thị trường và các giải pháp chuyển đổi số 

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa hình thành các tổ chức vai trò như một kênh độc lập. Nhiệm vụ của chúng để đánh giá khách quan ưu, nhược điểm của các giải pháp công nghệ. Qua đó giúp doanh nghiệp có đủ thông tin để đưa ra lựa chọn phù hợp. Đồng thời, đây cũng là những thông tin hữu ích, minh bạch, phân tích cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong quá trình chuyển đổi số. Để doanh nghiệp thấy được các khía cạnh để có giải pháp tự hoàn thiện mình.

Hạn chế về nguồn lực tài chính 

Các dự án có thể tốn rất nhiều kinh phí đầu tư do phát sinh chi phí. Trong khi tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn khá hạn chế.

Thiếu hệ sinh thái phong phú 

Hệ sinh thái chưa thuận lợi để thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh số hóa. Môi trường kinh tế số tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Cụ thể ngoài chỉ số mật độ thuê bao internet băng rộng, các chỉ số khác còn rất hạn chế.

Những giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số 

Nâng cao kỹ năng số tại doanh nghiệp: 

Người lao động cần có kỹ năng phù hợp để tận dụng thế mạnh của công nghệ số. Việc phân bố kỹ năng không đồng đều có thể gia tăng bất bình đẳng. Tỷ lệ người lao động có trình độ trong lực lượng lao động hiện còn thấp. Số lượng sinh viên tham gia đào tạo sau đại học chưa đủ khỏa lấp chỗ trống.

Bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo:

Duy trì năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo liên tục là bắt buộc đối với doanh nghiệp. Nhà nước cần tạo điều kiện để doanh nghiệp được tiếp cận nguồn tài chính, thông tin. Từ đó nuôi dưỡng, phát triển kỹ năng công nghệ số một cách tối ưu nhất.

Hỗ trợ ứng dụng giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp

Cần xây dựng các gói hỗ trợ doanh nghiệp. Trong gói này, đơn vị tham gia có thể được hỗ trợ tối đa 50% chi phí. Chi phí này để ứng dụng các giải pháp trên nền tảng số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình, xây dựng các gói hỗ trợ theo các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên để phát triển một cách toàn diện.
DRACO sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn, cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp một cách toàn diện và hiệu quả.
DRACO – CUNG CẤP PHẦN MỀM ERP TỐT NHẤT
Website: https://dracorp.com.vn/
Hotline: (+84)-338-855-353