PHÍ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HIỆN HÀNH

Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng là khoản phí mà cơ quan nhà nước, doanh nghiệp phải chi trả trong đầu tư dự án. Số tiền này dùng để thuê đơn vị đủ chức năng pháp lý và chuyên môn để thẩm định dự án đầu tư. 

Đến năm 2010, phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng đã được quy định tại Hiến pháp Việt Nam. Nhưng đến năm 2023, các quy đình về phí thẩm định mới được hoàn chỉnh.

phí thẩm định dự án
Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Phí thẩm định dự án đầu tư được quy định như thế nào? Doanh nghiệp hay các cơ quan pháp lý liên quan phải thực hiện những gì? Và Draco cùng bạn tìm hiểu đôi chút về những quy định này nhé!

Mức phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định trong Thông tư 28/2023/TT-BTC

Đi kèm Thông tư là Biểu mức thu phí đã được tính toán chính xác và cụ thể.

BIỂU MỨC THU PHÍ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

(PHÍ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HOẶC PHÍ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO KINH TẾ – KỸ THUẬT)
Tổng mức đầu tư dự án     (tỷ đồng) Tỷ lệ     (%)
≤15 0,019
25 0,017
50 0,015
100 0,0125
200 0,01
500 0,0075
1.000 0,0047
2.000 0,0025
5.000 0,002
≥10.000 0,001

 

 

phí thẩm định: mức phí thẩm định được quy định
Mức phí thẩm định theo Thông tư 28/2023/TT-BTC

Phí thẩm định là phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Đôi khi là phí thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Mức phí tính theo tỷ lệ % trên tổng mức đầu tư dự án được áp dụng tại cơ quan thẩm định.

Phí thẩm định tối đa không quá 150.000.000 đồng/tổng mức đầu tư/cơ quan thẩm định. Phí tối thiểu không dưới 500.000 đồng/tổng mức đầu tư/cơ quan thẩm định.

Quản lý phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Thu và nộp phí thẩm định

Người nộp phí là cơ quan, chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp. Đây là những người được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho dự án đầu tư.

Tổ chức thu phí là cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thẩm định. Cơ quan chủ trì thẩm định thuộc người quyết định đầu tư cũng có thể thu phí theo quy định.

phí thẩm định: thu và nộp phí
QUY ĐỊNH VỀ THU VÀ NỘP PHÍ THẨM ĐỊNH

Người nộp phí thực hiện nộp theo mức thu quy định cho tổ chức thu phí. Quy định về nộp phí quy định tại Điều 4 Thông tư này. Các hình thức  thu phí được quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC.

Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, thu, nộp và quyết toán phí theo Thông tư số 74/2022/TT-BTC.

Tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp. Tài khoản phí chờ nộp được ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.

Quy định về phí thẩm định đối với mỗi dự án đầu tư xây dựng

(có kèm Biểu mức thu phí theo Thông tư số 28/2023/TT-BTC)

Dự án đầu tư đối với khu đô thị và công trình quy mô nhỏ: được xác định theo công thức 

Số phí phải nộp = Tổng mức đầu tư x Mức thu phí.

Dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn hoặc ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng:

Mức thu phí bằng 50% mức phí được quy định tại Biểu mức thu phí được ban hành

Dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh:

Trường hợp có sử dụng nội dung thẩm định thiết kế cơ sở, mức phí thẩm định bằng 50% mức thu phí.

Trường hợp không sử dụng nội dung thẩm định thiết kế cơ sở, mức phí thẩm định  bằng 100% mức thu phí.

Trường hợp cơ quan chuyên môn là cơ quan chủ trì thẩm định, mức phí thẩm định bằng 150% mức thu phí.

Phí thẩm định tính dựa trên tổng mức đầu tư trước điều chỉnh.

Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước: 

Cơ quan nhà nước có quyền thẩm định có quyền giữ lại 90% số tiền phí thu được. Đồng thời, cơ quan thẩm định nộp 10% số tiền phí vào ngân sách nhà nước.

Dự án đầu tư xây dựng không sử dụng vốn nhà nước hoặc theo hình thức đối tác công – tư:

Cơ quan nhà nước có quyền thẩm định có quyền giữ lại 50% số tiền phí thu được. Cơ quan thẩm định phải nộp lại 50% vào ngân sách nhà nước.

Sử dụng phần mềm ERP xác định và quản lý phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng

Để quản lý phí thẩm định, phần mềm ERP như một “cứu cánh” của các chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp. Phần mềm ERP giúp doanh nghiệp kiểm soát và quản lý phí thẩm định hiệu quả.

phí thẩm định dự án
ỨNG DỤNG CỦA ERP ĐỐI VỚI QUẢN LÝ PHÍ THẨM ĐỊNH

Theo dõi Chi Phí:

ERP cho phép bạn theo dõi chi phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng từng bước, từng giai đoạn. Từ giai đoạn đầu đến giai đoạn hoàn thành. Điều này giúp đảm bảo rằng chi phí không vượt quá ngân sách đã định.

Báo Cáo và Phân Tích:

Phần mềm ERP cung cấp các công cụ báo cáo và phân tích cụ thể. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ về chi phí và hiệu suất của dự án.

Dự Báo Chi Phí:

Công cụ dự báo của ERP dự đoán chi phí thẩm định cho các dự án sắp tới. Các dự báo chuẩn xác được đưa ra dựa trên dữ liệu hiện tại và xu hướng trong quá khứ.

Tích Hợp Dữ Liệu:

ERP giúp tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau nên có độ chính xác cao. Vì vậy, ERP giúp quản lý dự án và chi phí dự án trở nên dễ dàng hơn.

Tự Động Hóa:

Các quy trình tạo hóa đơn, theo dõi thanh toán và quản lý ngân sách có thể được tự động hóa. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu lỗi trong quản lý phí thẩm định.

Lựa chọn phần mềm ERP phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của tổ chức. Đối với việc quản lý phí thẩm định, tìm kiếm một giải pháp ERP có khả năng tùy chỉnh phù hợp với quy trình làm việc.

Kết luận

Phí thẩm định dự án đầu xây dựng được quy định trong Thông tư 28/2023/TT-BTC. Mức phí thẩm định dựa theo bảng Biểu mức thu phí được nêu trong Thông tư.

Ngoài ra, tại Thông tư này, quy định về thu và nộp cho từng dự án đầu tư xây dựng đều được thể hiện rõ.

Để tránh nhiều nguy cơ, phần mềm ERP đã được sử dụng và mang lại được nhiều tính năng hiệu quả. Đặc biệt là đối với quản lý phí thẩm định dự án.