LỢI THẾ CẠNH TRANH LÀ GÌ? CÁCH XÁC ĐỊNH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

Doanh thu và lợi nhuận luôn là điều mà doanh nghiệp hướng đến. Nên việc xác định rõ lợi thế cạnh tranh của bản thân sẽ đóng vai trò rất quan trọng để duy trì điều này. Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu lợi thế cạnh tranh và cách để xác định những ưu thế cạnh tranh của mình. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây

Cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh trong kinh doanh là sự tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế với nhau nhằm mang lại nhiều vị thế nhất cho doanh nghiệp. Điều này tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa hay các lợi thế kinh tế nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho mình.

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh là những yếu tố giúp một doanh nghiệp nổi bật, vượt trội hơn đối thủ hoạt động cùng ngành. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn, có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Đồng thời giúp doanh nghiệp hoạt động thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Nhờ yếu tố này, doanh nghiệp có thể mang lại nhiều lợi thế. Về chi phí, duy trì chỗ đứng và sự tồn tại lâu dài trên thị trường cũng như trong lòng người tiêu dùng. Giúp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nổi bật hơn so với những doanh nghiệp cạnh tranh khác.

Lợi thế cạnh tranh tồn tại trong doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích như lợi thế về chi phí, mang lại lợi ích vượt xa với các sản phẩm phẩm cạnh tranh. Vây có thể thấy, yếu tố này giúp công ty cung cấp giá trị cao cho khách hàng. Từ đó, tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho chính công ty.

Phân loại các lợi thế cạnh tranh

Phan-loai-loi-the-canh-tranh
Phan-loai-loi-the-canh-tranh

Dựa theo phân tích của giới chuyên gia thì có nhiều loại lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, chúng cơ bản được phân loại thành:  

Lợi thế về chi phí thấp

Doanh nghiệp nỗ lực mang đến giá cả hàng hóa, vật phẩm thấp hơn so với những đối thủ. Lợi thế cạnh tranh này thường hiệu quả đối với nhóm khách hàng đặt giá cả lên hàng đầu. Ngoài ra, một số mặt hàng bình dân hoặc giá rẻ thì cách thực hiện điều này khá hiệu quả.

Lợi thế về sự khác biệt

Doanh nghiệp cố gắng mang đến sự khác biệt trong sản phẩm. Bao gồm tính ưu việt, vượt trội hơn so với những vật phẩm của đối thủ cạnh tranh trước đó. Từ đó tạo nên những ấn tượng trong lòng khách hàng trong khi đối thủ không có.

Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp

Cac-yeu-to-anh-huong-den-loi-the-canh-tranh-cua-doanh-nghiep
Cac-yeu-to-anh-huong-den-loi-the-canh-tranh-cua-doanh-nghiep

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp tuy nhiên chúng thường bao gồm:

Yếu tố bên ngoài

  • Nền kinh tế chung: Nếu nền kinh tế phát triển thì mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị sẽ diễn ra suôn sẻ và ngược lại. Kinh tế giảm sút, thiếu ổn định sẽ khiến cho khách hàng dè dặt hơn trong việc chi tiêu.
  • Thị hiếu và nhu cầu sống: Doanh nghiệp muốn giữ chân lâu dài khách hàng thì phải hiểu rõ nhu cầu sống và thị hiếu của họ. Để làm được điều này, đơn vị bạn phải thực hiện các cuộc nghiên cứu sâu. Qua đó đưa ra những giải pháp để kinh doanh hiệu quả nhất. 
  • Hệ thống pháp luật: Tất cả các ngành nghề, đơn vị kinh doanh đều chịu chi phối của hệ thống luật. Vì thế, doanh nghiệp cần phải thỏa mãn được các điều kiện mà luật pháp quy định ngay từ đầu. Từ đó,  tránh những vấn đề phạm pháp, ảnh hưởng đến giá trị của thương hiệu về sau. 
  • Công nghệ, mạng xã hội: Áp dụng công nghệ tốt, tối ưu hóa được giá trị của mạng xã hội. Từ đó giúp doanh nghiệp phát triển ngày càng đi lên.

Yếu tố bên trong

Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế kinh doanh này bắt nguồn từ doanh nghiệp như: 

  • Năng lực tổ chức quản lý vận hành doanh nghiệp của những người có thẩm quyền cao nhất. 
  • Năng lực tiếp cận cũng như ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất. Nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, khác biệt vượt trội so với đối thủ cùng ngành. 
  • Khả năng áp dụng các chiến thuật marketing. Doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên biệt phụ trách mảng này. Họ là những người có năng lực, nắm bắt nhanh và kéo khách hàng đến gần hơn với sản phẩm của đơn vị. 
  • Đội ngũ nhân sự làm tốt, tiếp thu nhanh và các công nghệ tân tiến, biết vận dụng thực tế. Đó là một lợi thế cạnh tranh lớn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn có.

Hướng dẫn cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Huong-dan-cach-xac-dinh-loi-the-canh-tranh-cua-doanh-nghiep
Huong-dan-cach-xac-dinh-loi-the-canh-tranh-cua-doanh-nghiep

Dựa vào doanh nghiệp

Để xác định vị thế hiện tại nhà quản trị cần căn cứ vào phân tích doanh nghiệp. Việc này giúp đánh giá chính xác các tiềm năng, năng lực hiện tại cũng như cơ hội trong tương lai của doanh nghiệp

Phân tích SWOT chính là một lựa chọn tối ưu. Bao gồm các phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. 

Ngoài ra, yếu tố sáng tạo cũng là một căn cứ hữu ích khi xác định lợi thế cạnh tranh. Đây là việc thực hiện các hoạt động mới mẻ, đem đến những trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng khơi gợi sự hứng thú và yêu thích nơi khách hàng.

Dựa vào đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích thông qua các điểm yếu của đối thủ là một cách rất hiệu quả giúp xác định chính xác lợi thế cạnh tranh. Lúc này, cần tổng hợp các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính, hoạt động Marketing cũng như cảm nhận của khách hàng về đối thủ kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị sẽ có cái nhìn nhận đúng đắn về điểm yếu, hạn chế mà các đối thủ cạnh tranh chưa thực hiện được.

Dựa vào nhu cầu thị trường

Nhu cầu thị trường là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn và tồn tại của doanh nghiệp. Do hoạt động kinh doanh được diễn ra để phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Do đó, mỗi hoạt động thay đổi hay lựa chọn lợi thế riêng của doanh nghiệp cũng cần bám sát vào nhu cầu thị trường

Một số gợi ý để doanh nghiệp xác định lợi thế cạnh tranh đó là:

  • Xác định chính xác nhu cầu, mong muốn khách hàng mục tiêu khi tìm đến với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
  • Nỗ lực nhằm mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tạo cơ hội để khách hàng nhìn nhận rõ về sự khách biệt với đối thủ cạnh tranh
  • Hiểu hành vi khách hàng, thói quen mua sắm và khả năng chi trả trong từng trường hợp mua hàng.

DRACO – CUNG CẤP PHẦN MỀM ERP TỐT NHẤT

Website: https://dracorp.com.vn/

Hotline: (+84)-338-855-353