Thời đại công nghệ 4.0 mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Theo đó vấn đề về khởi nghiệp luôn là chủ để nhận được sự quan tâm. Những khái niệm về SME và start up được nhắc đến rộng rãi trên mọi phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chúng cũng như chưa phân biệt được những đặc điểm đặc thù dẫn đến áp dụng sai. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra sự khác nhau giữa SME và Start up, từ đó người đọc có thể hiểu và áp dụng một cách phù hợp
SME là gì ?
SME là một thuật ngữ quen thuộc thường được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế. SME viết tắt của Small and Medium Enterprise mang ý nghĩa doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này thường có nguồn vốn, doanh thu hoặc số lượng nhân viên nằm trong ngưỡng nhất định.
Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, hiện có khoảng 785.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp. Doanh nghiệp SME ước tính sử dụng 70% lực lượng lao động, đóng góp khoảng 50% GDP.
Phân loại SME

Phan-loai-sme
Theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định:
Căn cứ vào quy mô, doanh nghiệp SME có thể chia thành ba loại: doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng
Doanh nghiệp siêu nhỏ | Doanh nghiệp nhỏ | Doanh nghiệp vừa |
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người | Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người | Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người |
Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng | Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng | Tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng |
Hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng | Hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng | Hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng |
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ
Doanh nghiệp siêu nhỏ | Doanh nghiệp nhỏ | Doanh nghiệp vừa |
Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người | Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người | Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người |
Tổng doanh thu/năm không quá 3 tỷ đồng | Tổng doanh thu/năm không quá 50 tỷ đồng | Tổng doanh thu/năm không quá 200 tỷ đồng |
Hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng | Hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng | Hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng |
Vai trò của SME trong nền kinh tế Việt Nam
Tạo ra nhiều việc làm góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Qua đó làm thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Sản xuất 19% – 31% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu và đóng góp từ 30% – 53% tổng thu nhập GDP.
Đa dạng hóa các mặt hàng trong nhiều lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Theo đó làm tăng trưởng sức tiêu thụ của nền kinh tế.
Tham gia vào nhiều thị trường khác nhau, khai thác tiềm năng về tài nguyên, đất đai và nguồn lao động ở từng vùng miền.
Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp SME
Trong thời kì đổi mới và hội nhập của các nền kinh tế, các doanh nghiệp SME đã tận dụng được các lợi thế song cũng gặp không ít các khó khăn
Thuận lợi
Khả năng vận hành thay đổi linh hoạt trước những biến đổi của nền kinh tế.
Hoạt động nội bộ của công ty được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Đỡ tốn kém chi phí hoạt động hơn so với doanh nghiệp lớn từ đó khả năng thu hồi vốn cũng dễ dàng hơn.
Khó khăn
Khả năng cạnh tranh còn hạn chế so với các tổ chức doanh nghiệp lớn và nhiều kinh nghiệm
Thời gian đầu thành lập các công ty thường thiếu vốn không có đủ khả năng mở rộng quy mô gây ảnh hưởng đến tăng trưởng. Các SME thường phải đợi thời cơ để tạo nên sức bật cho doanh nghiệp.
Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng
Cơ sở vật chất ít được đầu tư so với các doanh nghiệp lớn nên không được khách hàng đánh giá cao.
Sự khác nhau giữa SME và Startup

Su-khac-nhau-giua-sme-va-start-up
Khái niệm
Startup là khái niệm để chỉ một doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp và một Startup hoàn toàn có thể lớn mạnh thành một công ty quy mô lớn với một tầm nhìn rộng. SME thường là loại hình doanh nghiệp kinh doanh theo một mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm với một quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ.
Sức tăng trưởng
SME thường có lợi thế hơn so với doanh nghiệp Startup về tốc độ tăng trưởng bởi khả năng thu lợi nhuận có thể bắt đầu từ những ngày đầu tiên dù không nhiều đột phá như Startup.
Startup thường sẽ mất một khoảng thời gian đầu chịu thua lỗ để có được số lượng người dùng cũng như doanh thu nhất định
Chủ sở hữu
Doanh nghiệp SME chủ sở hữu thường là cá nhân, ít kêu gọi nguồn vốn từ bên ngoài
Ngược lại, Startup sẵn sàng chia sẻ cổ phần với các nhà đầu tư để nhận được sự giúp đỡ nguồn vốn và vận hành
Sự cạnh tranh
Doanh nghiệp SMEs ít bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh. Trong khi đó với Startup, sự cạnh tranh khá gay gắt đòi hỏi các sản phẩm cần có sự đổi mới để phù hợp và đột phá
Vòng đời
Tỷ lệ thất bại trong ba năm đầu của doanh nghiệp SME thấp, ước tính khoảng 32 %. Còn tỷ lệ thất bại của Startup trong ba năm đầu cao, có thể lên đến khoảng 92%
LỜI KẾT
Hi vọng thông qua bài viết này có thể cung cấp cho bạn đọc các kiến thức về SME, Cách phân biệt giữa SME và Startup. Nếu bạn có thắc mắc hay đóng góp ý kiến, xin vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết này. DRACO xin chân thành cảm ơn.
DRACO sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ và giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn, cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp một cách toàn diện và hiệu quả.
DRACO – CUNG CẤP PHẦN MỀM ERP TỐT NHẤT
Website: https://dracorp.com.vn/
Hotline: (+84)-338-855-353