DOANH NGHIỆP SMEs VÀ VAI TRÒ CỦA SMEs ĐẾN NỀN KINH TẾ

DOANH NGHIỆP SMEs VÀ VAI TRÒ CỦA SMEs ĐẾN NỀN KINH TẾ

Những năm gần đây mô hình doanh nghiệp SMEs đã trở thành khái niệm được nhắc đến rất nhiều trên thị trường. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, như một lẽ tất yếu các doanh nghiệp SMEs ngày càng nở rộ. Bạn có biết doanh nghiệp SMEs là gì không? Lâu nay chúng ta vẫn được nghe nhắc đến mô hình này nhưng thực tế không phải ai cũng biết doanh nghiệp SMEs là gì, chúng hoạt động như thế nào và làm sao để phát triển.

Cùng DRACO tìm hiểu ngay trong những thông tin dưới đây.

Small and Medium Enterprise
Small and Medium Enterprise

Doanh nghiệp SMEs là gì?

SME (Small and Medium Enterprise) là loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Là những doanh nghiệp duy trì doanh thu, tài sản hoặc số lượng nhân viên dưới một ngưỡng nhất định. Mỗi quốc gia có định nghĩa riêng về doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Các tiêu chí về quy mô nhất định phải được đáp ứng. Đôi khi ngành công ty hoạt động cũng được tính đến.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Họ đông hơn đáng kể so với các công ty lớn, tuyển dụng rất nhiều người và có bản chất kinh doanh, giúp hình thành sự đổi mới.

Hiện nay, các doanh nghiệp SMEs ngày càng nở rộ. Giải quyết được nhiều vấn đề về việc làm cho những người lao động. Tất nhiên, điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tương đối lớn và tỷ lệ phá sản đồng thờ cũngi tăng cao.

Vai trò của doanh nghiệp SMEs đối với nền kinh tế

Với số lượng doanh nghiệp SME vô cùng lớn. Vấn đề việc làm của người lao động đã được giải quyết ít nhiều, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao sự phát triển của kinh tế xã hội.

Hiện nay, các doanh nghiệp SMEs đóng góp đến 30% – 53% tổng thu nhập GDP. Sản xuất được 19 – 31% tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đóng vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh trình độ cao.

Đồng thời, cung cấp cho thị trường các mặt hàng phong phú ở nhiều lĩnh vực. Đưa ra nhiều lựa chọn cho thị trường đánh đúng tất cả các nhu cầu của người tiêu dùng trong cuộc sống. Từ đó, thúc đẩy sự tiêu thụ của nền kinh tế. Tạo được môi trường cạnh tranh, phát triển bền vững.

Đối với các doanh nghiệp SMEs ở nông thôn cũng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thúc đẩy sự phát triển ngành thương mại dịch vụ ở địa phương, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Phân loại doanh nghiệp SMEs

Ở Việt Nam, doanh nghiệp SMEs được chia làm 2 nhóm lĩnh vực kinh doanh. Dựa theo các tiêu chí về quy mô số lượng lao động, vốn và doanh thu.

Phân loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: Tổng số vốn không vượt quá 3 tỷ VNĐ hoặc doanh thu không vượt quá 10 tỷ/năm. Ngoài ra, số lượng người lao động tham gia BHXH không quá 10 người/năm.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Tổng số vốn không vượt quá 50 tỷ hoặc doanh thu không quá 100 tỷ/năm. Số lượng người lao động tham gia BHXH không quá 50 người/năm.
  • Doanh nghiệp vừa: Tổng số vốn không vượt quá 100 tỷ hoặc doanh thu không quá 300 tỷ/năm. Số lượng người lao động tham gia BHXH không quá 100 người/năm.

Phân loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông – công – lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: Tổng số vốn không vượt quá 3 tỷ VNĐ hoặc doanh thu không vượt quá 3 tỷ/năm. Ngoài ra, số lượng người lao động tham gia BHXH không quá 10 người/năm.
  • Doanh nghiệp nhỏ: Tổng số vốn không vượt quá 20 tỷ hoặc doanh thu không quá 50 tỷ/năm. Số lượng người lao động tham gia BHXH không quá 100 người/năm.
  • Doanh nghiệp vừa: Tổng số vốn không vượt quá 100 tỷ hoặc doanh thu không quá 200 tỷ/năm. Số lượng người lao động tham gia BHXH không quá 200 người/năm.

Khách hàng SMEs là ai?

Hiện nay, các doanh nghiệp SME đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các ông lớn. Từ đó, tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển, nhận được nhiều nguồn vốn vay đầu tư.

Vậy khách hàng SMEs là gì?

Khách hàng SMEs là một thuật ngữ mà ngân thường gọi chung cho các doanh nghiệp SME.

Sự khác biệt giữa Startup và doanh nghiệp SMEs là gì?

Mục tiêu Kinh Doanh

Startup là khái niệm dùng để chỉ một doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Một Startup hoàn toàn có thể lớn mạnh thành một công ty có quy mô lớn với tầm nhìn rộng hơn.

Mặc khác, một doanh nghiệp SMEs thường là mô hình doanh nghiệp kinh doanh theo một mô hình đã thử nghiệm với một quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ.

Tính cạnh tranh

Doanh nghiệp SMEs, nếu không chịu ảnh hưởng quá nhiều trong việc phải độc đáo, sáng tạo, đột phá trong cạnh tranh thì với một Startup việc phát triển buộc phải tính theo hàng mũ để đứng vững và phát triển trên thị trường cũng như thu hút thêm vốn đầu tư.

Chủ sở hữu

Doanh nghiệp SMEs thường do các cá nhân sở hữu và ít huy động vốn đầu tư bên ngoài. 

Startup thường sẽ sẵn sàng chia sẻ cổ phần, kêu gọi vốn đầu tư để đảm bảo khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng

Doanh nghiệp SME thường có lợi thế hơn so với doanh nghiệp Startup về tốc độ tăng trưởng. Vì khả năng thu lợi nhuận có thể bắt đầu từ những người đầu tiên khi mới tham gia thị trường dù không có nhiều đột phá như Startup.

Còn với Startup thường sẽ mất một khoảng thời gian để có được số lượng khách hàng. Nguồn thu nhất định hay là các khoản thu lỗ trong thời gian đầu sẽ khá hạn chết. Tuy nhiên, nếu thành công khi xây dựng những bước đầu tiên, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát triển và mở rộng quy mô lớn, cũng như nhận được nhiều nguồn đầu tư.

Kết luận

Với những thông tin tổng hợp về doanh nghiệp SMEs là gì được TPos chia sẻ ở trên. Mong rằng, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai loại hình doanh nghiệp này. Từ đó, có được những cân nhắc, lựa chọn loại hình phù hợp nhất với khả năng của mình. Đặc biệt, khi muốn thử sức với mô hình kinh doanh hấp dẫn này.